Thứ Hai, tháng 10 19, 2015

Thủ tục – Hồ sơ đăng ký tham gia bắt buộc có nhiều thay đổi từ 1/1/2015 theo quyết định 1018/QĐ-BHXH, Luật BHYT số 46/2014/QH13 , Luật Việc làm số 38/2013/QH13 có hiệu lực thi hành.

Theo đó có các thay đổi cụ thể như sau:
1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc.

2. Hồ sơ tham gia BHXH – BHYT- BHTN bắt buộc lần đầu:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định:
– Doanh nghiệp chuẩn bị:
+ Bản sao QĐ thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký KD, Giấy phép hoạt động.
+ Danh sách lao động tha gia BHXH, BHYT ( Mẫu D02–TS theo QĐ 1018/QĐ – BHXH ngày 10/10/2014 ) (01 bản).
– Người lao động: Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, (Mẫu TK01–TS QĐ 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014).
– Đối với đơn vị đăng ký đóng hang quý hoặc 6 tháng một lần: Văn bản đăng ký phương thức đóng của đơn vị (Mẫu D01b-TS QĐ 1111/QĐ – BHXH ngày 25/10/2011) kèm phương án sản xuất, kinh doanh của đơn vị : Phương thức trả lương cho người lao động. (Dành cho công ty có lĩnh vực Nông, lân, ngư, diêm nghiệp).
– Giấy XN thời gian đóng BHTN chưa hưởng BHTN do cơ quan BHXH nơi giải quyết BHXH một lần cấp (C15 – TS) đối với người đã hưởng BHXH một lần nhưng chưa hưởng BHTN (nếu có)Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm bắt buộc
– Đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn : Thêm bản sao giấy tờ lien quan (kèm theo bản chính) để chứng minh.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Nơi nộp hồ sơ:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa BHXH quận/huyện.
Lưu ý : 
_ Tờ khai TK01-TS làm trên 1 tờ giấy, in 2 mặt. Các mục phải kê khai đầy đủ, chỉ không ghi phần nào không có. Mã số định danh tạm thời lấy là số sổ BHXH. Phần lục in mặt sau của tờ khai ngay dưới phần ký của người lao động (phần phụ lục ghi tháng đầu tiên tham gia, nếu đã có sổ bảo hiểm xã hội thì không ghi phần phụ lục). Đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu [18] ghi theo hướng dẫn của công văn 2736/BHXH – NVGDD1 ngày 7/11/2014 – Phụ lục I.
_ Trường hợp phải điều chỉnh tham gia BHXH từ thời gian trước tháng đối chiếu thì phải làm them mẫu D01b-ts 9 (lưu ý danh sách đề nghị của D01-ts phải in ở mặt sau của đơn đề nghị), HĐLĐ, bảng lương các tháng tương ứng.
_ Thời điểm đăng ký tham gia khác với thời điểm thành lập công ty yêu cầu cam kết trong khoảng TG này không phát sinh LĐ thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và không đề nghị truy thu (ghi tại phần ‘’ Lý do ‘’ trên D01b-ts).
_ Toàn bộ hồ sơ nếu dài quá in sang trang thứ 2 thì phải đóng dấu giáp lai. Đối với hồ sơ do người lao động lập thì người lao động ký nháy từng trang tại góc duới cùng bên phải.
_ Nếu có phát sinh thay đổi đề nghị các đơn vị làm đối chiếu đúng tháng phát sinh. Nếu không có gì thay đổi đề nghị đóng tiền theo tháng (chậm nhất ngày 29 hàng tháng), không đóng tiền theo quý nếu không thuộc loại hình đóng BHXH theo quý.
3. Mức đóng bảo hiểm bắt buộc năm 2015:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, hàng tháng, người sử dụng lao động đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ đóng là 32,5 %, trong đó:
Người sử dụng lao động đóng 22% (18% nộp BHXH, 3% nộp BHYT, 1% nộp BHTN)
Người lao động đóng 10,5% (8% nộp BHXH, 1,5% nộp BHYT và 1% nộp BHTN).
Chú ý: Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Hằng quý hoặc hằng tháng, đơn vị quyết toán với cơ quan BHXH, trường hợp số tiền được quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì đơn vị phải đóng số chênh lệch thừa vào tháng tiếp theo tháng quyết toán cho quỹ BHXH.
4. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc:
Căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng (lương cơ bản)  được ghi trong hợp đồng lao động.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng. Năm 2015, mức lương tối thiểu vùng tăng lên khá nhiều so với năm 2014.
Mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu chung (Hiện nay đang là 1.150.000).
5. Thời hạn đóng tiền Bảo hiểm bắt buộc: 
– Đóng hằng tháng:
+ Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Nếu đến hạn nộp mà doanh nhiệp không nộp sẽ phải tính lãi chậm nộp.
– Đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần(một năm 02 lần):
+ Đơn vị là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiền công cho người lao động theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.)
6. Thay đổi người tham gia bảo hiểm:
–  Báo tăng lao động:
+ (01) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS)
+ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT – Mẫu TK01–TS Theo QĐ 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014.
– Báo giảm lao động và xác nhận sổ BHXH đối với các trường hợp ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, BHTN ….:
+ (01) bản danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS).
+ Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn.
+ Sổ BHXH.
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).
7. Thay đổi mức đóng:
+ Quyết định về tiền lương hoặc hợp đồng lao động/ hoặc phụ lục hợp đồng lao động
+ Mẫu D02-TS
Lưu ý:
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
– Các cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01 năm 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.
 * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com

Posted on Thứ Hai, tháng 10 19, 2015 by Unknown

No comments

Thứ Ba, tháng 9 08, 2015


Dịch vụ kế toán vip hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc, lao động thử việc hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Theo khoản i điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ tài chính:

- Các DN trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi phí khác cho lao động thời vụ, hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, lao động thử việc mà có tổng mức thu nhập > 2.000.000/lần thì phải khấu trừ thuế 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

- Những cá nhân trên mà chỉ có duy nhất thu nhập 1 nơi, nhưng sau khi giảm trừ gia cảnh mà có thu nhập chịu thuế < 9tr/tháng thì có thể làm bản cam kết mẫu số 23/BCK-TNCN (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC) gửi DN để DN làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

- Căn cứ vào bản cam kết đó, DN không khấu trừ thuế, kết thúc năm tính thuế DN phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân đó.

Chú ý: Từ ngày 30/7/2015 thì mẫu cam kết 23 theo TT 156 đã được thay thế bằng mẫu 02/CK-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. 

Kêt luận:
- Những lao động thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng nếu có thu nhập dưới 2 triệu/lần hoặc /tháng thì khi trả lương, kế toán chỉ cần giữ lại CMND photo của người đó. (Kèm theo: Hợp đồng lao động, chứng từ thanh toán tiền lương, bảng chấm công..)

- Nếu có thu nhập > 2 triệu/lần hoặc /tháng thì khi trả lương, kế toán sẽ khấu trừ thuế 10% thuế TNCN trên thu nhập trước khi trả cho NLĐ.

       + Nếu không muốn khấu trừ 10% thì các bạn làm bản cam kết 02/CK-TNCN, cam kết thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ chưa tới mức phải khấu trừ thì kế toán tạm thời không khấu trừ thuế TNCN.

Chú ýCá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN phải có mã số thuế tại thời điểm cam kết và chỉ có thu nhập tại 1 nơi.

Lưu ý:
- Khi DN trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế đối với lao động thời vụ, ký hợp đồng dưới 3 tháng phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.. (mẫu số 17/TNCN ban hành kèm theo TT 156/2013/TT-BTC).

Chú ý: Từ ngày 30/7/2015 thì mẫu 17/TNCN theo TT 156 đã được thay thế bằng mẫu 07/CTKT-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. 

 * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com

Posted on Thứ Ba, tháng 9 08, 2015 by Unknown

No comments

Thứ Bảy, tháng 9 05, 2015

Chậm xuất hóa đơn GTGT (Lập hóa đơn không đúng thời điểm), không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ…phạt bao nhiêu? Dịch vụ kế toán vip xin chia sẻ quy định về mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm.


I. Mức phạt chậm xuất hóa đơn (Lập hóa đơn không đúng thời điểm):

Theo điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định:

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty A giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/8/2015 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty), nhưng đến ngày 03/8/2015 Công ty mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 8/2015 nên Công ty bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).

a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.

b) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế:
b.1) Phạt cảnh cáo nếu ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng tổ chức, cá nhân đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày ghi trên hóa đơn.
Ví dụ: Công ty B mua hóa đơn do Cục thuế B đặt in vào ngày 05/07/2015 nhưng khi lập hóa đơn để giao cho khách hàng Công ty B lại ghi ngày trên hóa đơn là ngày 21/7/2015. Công ty B đã kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn đã lập nêu trên vào kỳ khai thuế tháng 7/2015 thì Công ty B bị xử phạt cảnh cáo.

b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác ghi ngày trên hóa đơn đã lập trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

c) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;

II. Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng:

Theo điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định:

4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Ngoài ra nếu cơ quan thuế có quyết định là DN bạn trốn thuế thì sẽ bị sử phạt như sau:
Theo điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định:
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.
e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
  * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com

Posted on Thứ Bảy, tháng 9 05, 2015 by Unknown

No comments

Thứ Sáu, tháng 9 04, 2015

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm? Những khoản lỗ đó được chuyển lỗ trong bao nhiêu năm?


Theo điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính:

Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Ví dụ 12: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

Ví dụ 13: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

KẾT LUẬN:
- Không có quy định về việc DN được phép lỗ trong bao nhiêu năm
- Chỉ có quy định là DN chỉ được phép chuyển lỗ LIÊN TỤC TRONG VÒNG 5 NĂM.

Lưu ý thêm:
Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT­BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014):

- Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.
Nhưng chú ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
2. Nếu dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ 1:
Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng. Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Kết luận:
- Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
- Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
  * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com

Posted on Thứ Sáu, tháng 9 04, 2015 by Unknown

No comments

Thứ Năm, tháng 9 03, 2015

Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai hàng tháng, quý không? Có phải nộp quyết toán cuối năm không? Dịch vụ kế toán vip xin giải đáp các vướng mắc đó của các bạn.


1. Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai không?

Theo điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 quy định:

"Điều 16. Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân
1. Khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.

a.2) Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không thuộc diện khai thuế theo tháng theo hướng dẫn nêu trên thì thực hiện khai thuế theo quý.

Ví dụ 30: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo quý thì năm 2014 Công ty A thuộc diện khai thuế TNCN theo quý, không phân biệt trong năm 2014 Công ty A thực tế có phát sinh khấu trừ thuế TNCN trên 50 triệu đồng hay dưới 50 triệu đồng.

Ví dụ 31: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN là 50 triệu đồng (hoặc lớn hơn 50 triệu đồng); Các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng. Như vậy trong năm 2014, Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2, từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng.

Ví dụ 32: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng và Tờ khai 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên. Như vậy trong năm 2014, Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2, từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế từ quý I/2014."

NHƯ VẬY:
- Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý.
- Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo tháng thì:
             + Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN (đã khấu trừ hoặc phải nộp) = hoặc > 50.000.000 thì kê khai theo tháng.
            + Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN < 50.000.000 thì kê khai theo quý.
-> DN chỉ cần xác định 1 lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

=> Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai hàng tháng hoặc quý.

2. Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp quyết toán cuối năm không?

Theo Khoản 1 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 (Sửa đổi, bổ sung thông tư 156/2013/TT-BTC)

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”

NHƯ VẬY:
- Dù có phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì cuối năm DN vẫn phải khai quyết toán thuế TNCN

-> Chỉ trường hợp DN không phát sinh trả thu nhập (Tức là không trả lương, không phát sinh tài khoản 334) thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.

Lưu ý thêm: Các bạn nên đăng ký MST luôn cho nhân viên khi ký hợp đồng nhé.

 * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com

Posted on Thứ Năm, tháng 9 03, 2015 by Unknown

No comments