Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất năm 2015 theo đúng quy định về thuế thu nhập cá nhân tại Luật thuế TNCN – Luật số 26/2012/QH13, Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Thông tư 111/2013/TT-BTC.


- Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập (tức là tính theo biểu lũy tiến từng phần).


A. Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp  = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:
I. Thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế  = Thu nhập chịu thuế  - Các khoản giảm trừ
Trong đó:
1. Thu nhập chịu thuế được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập  - Các khoản được miễn thuế


a. Tổng thu nhập:
- Là tổng số các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công mà cơ quan chi trả đã trả cho cá nhân.

b. Các khoản được miễn thuế bao gồm:
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản được miễn thuế như sau:
- Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không quá 680.000/ tháng (Nếu DN tự nấu ăn hoặc mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì được trừ hết)
- Tiền trang phục không quá 5.000.000/năm.
- Tiền phụ cấp điện thoại không vượt quá quy định. (Khoản phụ cấp này công ty phải xây dựng quy chế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN)
- Tiền phụ cấp thuê nhà cho nhân viên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
- Tiền làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
VD: Làm việc ban ngày được trả 10.000/h. Làm thêm giờ ban đêm được trả 15.000/h. Vậy khoản trả cao hơn (15.000 - 10.000) = 5.000 là khoản miễn thuế

2. Các khoản giảm trừ bao gồm:
Theo Theo điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ bao gồm:
- Mức giảm trừ đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
- Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học... (Những khoản này phải có giấy chứng nhận quyên góp của các tổ chức đó)

II. Thuế suất theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:
- Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTC cụ thể như sau:

Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT - 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT - 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT - 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT - 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30 % TNTT - 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35% TNTT - 9,85 trđ
Ghi chú: TNTT: Là thu nhập tính thuế.

Để các bạn có thể hình dung rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công, kinh doanh Dịch vụ kế toán vip lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 1/2015 là 41 triệu đồng (trong đó có lương cơ bản: 8.000.000 và các khoản phụ cấp khác như: tiền thưởng, trách nhiệm..., phụ cấp ăn trưa: 500.000, điện thoại: 500.000) và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% BHXH, 1,5% BHYT trên tiền lương.
- Ông Nguyễn Văn A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cách tính thuế TNCN trong tháng của Ông A như sau:
1. Thu nhập chịu thuế của Ông A là:
- Ông A được miễn các khoản sau: phụ cấp ăn trưa: 500.000, điện thoại: 500.000 = 1.000.000
=> Thu nhập chịu thuế của Ông A là: 41 tr - 1.000.000 = 40 triệu đồng.

- Ông A được giảm trừ các khoản sau:
      + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
      + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
       = 3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
      + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
     = 8 triệu đồng × (8% + 1,5%) = 760.000 (vì đóng theo tiền lương cơ bản)
Chú ý: Mức đóng BHXH: Thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng (theo vùng), cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung (1.150.000) (Theo luật BHXH số 71/2006/QH11)
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
 = 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 760.000 = 16.960.000

2. Thu nhập tính thuế của Ông A là:
= 40.000.000 - 16.960.000 = 23.040.000
Như vậy thu nhập của Ông Hùng thuộc bậc 4 "Trên 18 trđ đến 32 trđ", cách tính theo 2 cách như sau:

3. Số thuế TNCN phải nộp của Ông A được tính như sau:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(23.040.000 - 18.000.000)  x 20% = 1.008.000

=> Tổng số thuế TNCN Ông A phải nộp trong tháng là:
= 250.000 + 500.000 + 1.200.000 + 1.008.000 = 2.958.000

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
- Các bạn căn cứ theo biểu thuế lũy tiến từng phần theo phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư số 111/2013/TT-BTC ở trên ta có:
=> Thu nhập tính thuế trong tháng của Ông A là 23.040.000:
=> Như vậy là thuộc Bậc 4 (Trên 18 trđ đến 32 trđ ). Thuế suất là 20%
Tính theo cách 2 là:
Số thuế phải nộp = 20% TNTT - 1,65 trđ
= (20% (X) Thu nhập tính thuế) - 1,65tr.

Như vậy: Số thuế phải nộp là: = (23.040.000 x 20% ) - 1,65 tr = 2.958.000

B.  Đới với cá nhân không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng:

Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 vnđ trở lên như sau:
- Đối với cá nhân Cư trú : Khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần (không phân biệt có mã số thuế hay không). Nếu không muốn khấu trừ 10% của người lao động thì phải làm bản cam kết 23/BCK-TNCN.
- Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20%.
* TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* Hóa đơn: Đặt in và thông báo phát hành theo quy định
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP, TẠM NGỪNG CÔNG TY CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân

LIÊN HỆ: 0974 932 273(Ms.Thái) 
Email: tuvanketoanvip@gmail.com